Nguyên lý Định_vị_vô_tuyến

Định vị một vật thể trong môi trường bằng sóng vô tuyến thực hiện thông qua phát sóng và thu nhận phản xạ từ đối tượng (như radar), hoặc đáp ứng trả lời của đối tượng như transponder hoặc RFID. Có sự tương tự nhất định giữa định vị bằng siêu âm với bằng sóng vô tuyến, trong đó dùng sóng phản xạ xác định khoảng cách kết hợp với giao hội từ nhiều trạm quan sát để có vị trí với độ chính xác cao.

Trong kỹ thuật phản xạ định vị đối tượng theo phương cách sau:

  • Ước lượng khoảng cách theo "cường độ tín hiệu nhận được" (RSSI, received signal strength) so với cường độ tín hiệu ban đầu.
  • Tính khoảng cách theo "thời gian tới" (TOA, time of arrival), khi biết thời gian truyền và tốc độ truyền sóng, là phương cách chính xác hơn và được dùng trong radar.
  • Theo "chênh lệch thời gian tới" (TDOA, time difference of arrival) từ dữ liệu TOA từ nhiều máy thu tại các vị trí khác nhau, có thể ước tính ra vị trí đối tượng, ngay cả khi không có số liệu về thời gian truyền.
  • Theo góc tới (AOA, angle of arrival) tại trạm thu nhận có thể được xác định bằng cách sử dụng một anten định hướng, hoặc bằng thời gian phân biệt khi đến một dãy anten với địa điểm đã biết. Thông tin AOA có thể được kết hợp với các ước lượng khoảng cách từ các kỹ thuật đã được mô tả trước đây để thiết lập vị trí của máy phát hay đối tượng gây phản xạ. Ngoài ra, từ AOA tại hai trạm thu có vị trí đã biết cho phép xác định vị trí của máy phát. Việc sử dụng nhiều máy thu để định vị một máy phát được gọi là "đa phương".

Liên quan